Giáo dục là hoạt
động cần thiết để duy trì và chuyển tiếp các đặc nét văn minh, văn hoá nơi con
người. Qua các thời đại, qua nhiều biến chuyển văn hoá, văn minh, người ta vẫn
tiếp tục cuộc truy tìm nhiều cách thức, định hướng, phương tiện để có được nền
giáo dục tiến bộ. Giữa một thế giới đa chiều đa diện như hôm nay, việc chọn lựa một phương cách giáo dục
ưu tuyển, khả thi và hiệu quả có lẽ là điều không mấy dễ dàng. Dù sao chúng ta
cũng không “lỗi thời” khi nhìn lại cách thức mà các bậc thầy trong giáo dục đã
áp dụng. Ta có thể tìm hiểu thêm một chút về chữ “Tâm” trong giáo dục qua kinh
nghiệm của Don Bosco, với chiều dài lịch sử hơn 150 năm nay.
Giáo dục và chữ “tâm”.
Trước hết hãy nói về chữ “tâm” của con người. Có
môt câu trong truyện Kiều mà cụ Nguyễn Du đã viết từ lâu, giờ đây chúng ta có
thể nói lại với nhau – “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Bỏ qua những lý luận
triết lý dài dòng, ai cũng có thể hiểu ngay rằng tấm lòng hay cung cách mà người
ta sống hoặc đối xử với nhau quan trọng hơn cả; nó vượt qua giới hạn của các kiểu
cách hành động mang tính “kỷ thuật” hay theo một “phong cách” nào đó; nó “định
hình” cho những gì tốt lành còn lại sau khi một sự việc, một tương quan hay mọi
biến cố đã qua đi trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy
là trong khi giáo dục có nhiều cách để hành xử. Người ta nói đến các phương
pháp giáo dục “đa dạng và phù hợp với tâm lý lứa tuổi”, cách thức sử dụng
phương tiện giảng dạy “hiện đại và hiệu quả”, kỷ năng đứng lớp “vững vàng”, lối
sử dụng ngôn từ và hình ảnh “ấn tượng”, kiểu trình bày ý tưởng “phong phú và rõ
ràng”, vân vân… Điều còn đọng lại đậm sắc và lâu dài hơn trong tâm trí của “học
trò”, hay “những người được giáo dục”, có lẽ không chỉ thuần là câu, chữ hay những
con số, mà là nhân cách của nhà giáo dục, là tấm lòng của người thầy với lớp
đàn em. Đó có thể là sự tốt bụng, sự cảm thông, lòng yêu mến, sự tôn trọng, sự
thân tình của nhà giáo dục. Đó có thể là kinh nghiệm sống, là định hướng cuộc đời
và cảm nếm các giá trị thật được truyền lại từ “con người thật” của một “chứng
tá”. Đó có thể cũng là những kỷ niệm vui buồn được thông chia giữa các thế hệ
trong những thời khắc đáng nhớ… Nói chung lại, tất cả không đơn thuần nằm ở những
sự kiện, ở hình thức, mà nằm tại cốt lõi của chính cuộc sống, nơi có những cuộc
hạnh ngộ và cảm thông giữa những con người, nơi những cuộc gặp gỡ luôn dựa trên
sự tôn trọng, mưu cầu hạnh phúc và lợi ích cho nhau.
Từ kinh nghiệm của
Don Bosco.
Hãy bắt đầu bằng câu nói “Giáo dục là việc làm của cõi lòng”. Don Bosco đã từng nói đi nói lại điều
này với các nhà giáo dục saledieng. Ngài còn nhấn mạnh hơn khía cạnh thần học của
nền giáo dục mang tính chất kitô giáo: “Việc thực hành giáo dục bằng cõi lòng dựa
trên lời của Thánh Phao lô: Đức Ái thì hiền lành và nhẫn nại, chịu đựng tất cả,
hy vọng tất cả”.
Trong lá thư gởi từ Roma năm 1884, Don Bosco viết cho các
salêdiêng: “ Ai muốn được yêu mến hãy biết yêu thương. Ai được yêu thương là có
tất cả, nhất là từ các bạn trẻ”. “Yêu mến người trẻ mà thôi chưa đủ; hãy làm
sao cho họ biết mình được yêu thương”. “ Hãy học cách làm cho mình được yêu mến”…
Giáo dục như thế là biểu lộ một tâm tình, là sự mong muốn những điều thiện hảo
cho người trẻ, và bước đầu tiên cần làm là tạo nên tình thân thiện, sau đó là
chiếm hữu sự tin tưởng của họ; từ đó bạn trẻ sẽ mở rộng cõi lòng để sẵn sàng
chia sẻ mọi tâm tư với nhà giáo dục.
Trái tim của nhà giáo
dục – “Trái tim không ngủ yên”.
Năm lên 9 tuổi, cậu bé Gioan Bosco có một giấc mơ. Trong giấc mơ đó, cậu được nghe một lời khuyên: “Hãy tìm cách biến những con sói hung tợn thành những chú cừu ngoan hiền, nhưng không phải bằng nắm đấm mà bằng sự thương mến”. Niềm trăn trở “đi tìm cách thức để chinh phục tâm hồn bằng sự thương mến” đã theo Ngài suốt đời. Với Don Bosco về sau, khi đã trở thành một linh mục, đó là một kiểu thực hành giáo dục, một lối thông truyền tình thương mang tính chất thánh hiến của một nhà giáo dục, người muốn trao ban trọn vẹn cuộc sống mình cho người trẻ “cho tới hơi thở cuối cùng”. Hãy đọc những dòng này trong lá thư ngài viết từ Roma cho các bạn trẻ ở nguyện xa Valdocco để biết mối quan tâm giáo dục của ngài nằm ở đâu: “Duø ôû xa hay ôû gaàn, cha vaãn luoân nghó tôùi caùc con. Cha chæ coù moät öôùc ao; ñoù laø thaáy ñöôïc caùc con sung söôùng ôû ñôøi naøy vaø ñôøi sau”.
Năm lên 9 tuổi, cậu bé Gioan Bosco có một giấc mơ. Trong giấc mơ đó, cậu được nghe một lời khuyên: “Hãy tìm cách biến những con sói hung tợn thành những chú cừu ngoan hiền, nhưng không phải bằng nắm đấm mà bằng sự thương mến”. Niềm trăn trở “đi tìm cách thức để chinh phục tâm hồn bằng sự thương mến” đã theo Ngài suốt đời. Với Don Bosco về sau, khi đã trở thành một linh mục, đó là một kiểu thực hành giáo dục, một lối thông truyền tình thương mang tính chất thánh hiến của một nhà giáo dục, người muốn trao ban trọn vẹn cuộc sống mình cho người trẻ “cho tới hơi thở cuối cùng”. Hãy đọc những dòng này trong lá thư ngài viết từ Roma cho các bạn trẻ ở nguyện xa Valdocco để biết mối quan tâm giáo dục của ngài nằm ở đâu: “Duø ôû xa hay ôû gaàn, cha vaãn luoân nghó tôùi caùc con. Cha chæ coù moät öôùc ao; ñoù laø thaáy ñöôïc caùc con sung söôùng ôû ñôøi naøy vaø ñôøi sau”.
“Giáo dục là một nghệ thuật”. Giáo dục cũng là một khoa học,
khoa sư phạm với sự liên kết của nhân học, tâm lý học, xã hội học,… (Mauro
Laeng). Ngành tâm lý học đã nhắc đến tầm quan trọng của tình yêu thương như là
nền tảng của mọi hành vi giáo dục. Tuy vậy cùng với các nghiên cứu khác, người
ta lại khám phá ra một điều nghịch lại: không phải tất mọi biểu hiện tình cảm đều
có giá trị giáo dục; mọi sự còn hệ tại vào cách thức biểu hiện, thời điểm,
khung cảnh. Trái tim của nhà giáo dục “có tâm” bởi vậy sẽ không bao giờ được
“ngủ yên”. Họ phải trăn trở luôn để tìm cách thức nào đó cho phù hợp với việc
biểu hiện tình yêu thương trong giáo dục. Yêu thương không là sự thoả hiệp, là
mua lấy cảm tình từ phía người trẻ bằng những giá trị tầm thường, là im lặng
trước những sai phạm. Yêu thương không lợi dụng và không lạm dụng. Yêu thương
không câu nệ hình thức và “rào trước đón sau” vì tính toán và vì sợ hãi trách
nhiệm hay phải hy sinh.
Tình yêu thương thật trong giáo dục trước hết phải là sự đón
nhận với lòng tin tưởng và việc khích lệ. Yêu thương là dành sự quan tâm của
mình cho bạn trẻ và tôn trọng phẩm giá của họ. Yêu thương trong giáo dục là “sống
cùng, sống với”, là chia sẻ, là đồng hành, là hoà nhịp, là yêu thích những gì bạn
trẻ thích để họ yêu thích những gì mà nhà giáo dục mong muốn hoặc đề xuất theo
tâm tư và mong ước của bạn trẻ. Điều này cần ở nhà giáo dục sự cân bằng tình cảm,
sự từ bỏ, sự trưởng thành, sự thanh thoát, óc sáng kiến, lòng nhiệt thành và
say mê, tính táo bạo và can đảm, chấp nhận cả sự hy sinh… Nói tóm lại, đó là một
lối sống gương mẫu, mạnh mẽ, trung thành theo đuổi việc thực hành các nhân đức.
Chỉ có Thiên Chúa mới
là Chủ tể của cõi lòng mỗi con người.
Don Bosco, qua kinh nghiệm giáo dục với
người trẻ, dù đã có những thành công nhất định, vẫn luôn xác tín rằng chỉ có
Thiên Chúa mới có thể dạy ta “nghệ thuật của lòng yêu thương” và của việc giáo
dục con người. Ai cùng biết rằng giáo dục là một hoạt động luôn đòi hỏi nhiều
công sức, luôn trải qua nhưng thời điểm thăng trầm, thành công, thất bại khó lường.
Giáo dục không thể bị định hình trong một mô thức cứng nhắc cho dù dưới danh
nghĩa của bất cứ một thứ lý tưởng nào. Giáo dục tốt không thể là một lối áp đặt
từ bất kỳ phía nào, bởi vì con người trong khả năng tự do của mình luôn mang những
nét đặc trưng, duy nhất, không bị sao chép hay lập lại cùng một khuôn mẫu.
Chỉ có những ai biết say mê nét độc đáo và cá vị này nơi mỗi
con người, mới có thể biết cách giáo dục và mới có đủ niềm tin vào điều tốt
lành và chắc chắn, đó là: trong mỗi một con người, dù ở bất cứ tình trạng nào
cũng luôn mang giá trị “làm người”; mỗi con người là một “mầu nhiệm” mà đứng
trước nó người ta phải kính cẩn nghiêng mình. Đó là hình ảnh của Đấng Tạo Hoá.
Đó là sự thánh thiêng của những “thiên thần gãy cánh”, chân bước trên mặt đất
mà tâm hồn luôn hướng về Trời cao. Đó là những “con người đang sống” và là
“vinh quang của Thiên Chúa” (Thánh Irene) chứ không phải đơn thuần là con vật
biết đi thẳng hay là cổ máy biết tư duy của thời đại kỷ thuật.
Đây cũng là lý do vì sao ta hiểu được rằng mỗi một sự hy
sinh cho con người, dù nhỏ bé đến đâu đều đáng trân trọng hơn cho bất cứ thứ của
cải nào quý giá trên trần đời này. Nhà giáo dục có “tâm” chắc là sẽ xem nhẹ những
lao nhọc của mình vì chỉ mong đàn em của mình “nên người”. Nhà giáo dục “có tâm
và có tầm” hãy tìm cách dẫn đưa con người về với “cái gốc của chính mình”, nơi
họ có thể gặp gỡ anh em đồng loại để biết chia sẻ và cảm thông nhiều hơn. Và
“giáo dục hôm nay cho ngày mai” là “thắp sáng ngọn lửa tình yêu trong tim con
người” từ ngày hôm nay vậy.
(Lê An Phong, SDB - Torino )