03 December, 2013

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - Ý NGHĨA CHO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA CHÚNG TA.



Đối với các bạn trẻ Công giáo, nhiều người thắc mắc Tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có ý nghĩa gì cho cuộc sống hàng ngày của mình. V khía cạnh thần học này của đức tin Công giáo, nhiều người cảm thấy một chút xa lạ hay ít quan tâm. Trong thực tế, ai trong chúng ta cũng phải đấu tranh với bản thân mình mỗi ngày, cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn, giữa sự thánh thiện và cám dỗ của tội lỗi và ma quỷ. Mẹ Maria thì sao? Mẹ đã phải "đấu tranh" như chúng ta không?
Xin giới thiệu với bạn lời giải thích của cha Giorgio Gozzelino, sdb, nguyên Giáo sư Thần học ở Crocetta-Torino.
***
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được cử hành vào ngày 08 tháng 12 hằng năm, nhắc nhớ chúng ta việc công bố Tín điều về Mẹ Maria, đã được Đức Piô IX tuyên bố vào ngày 08 Tháng 12 năm 1854. Để hiểu Đức Maria, mặc dù được ơn vô nhiễm (còn chúng ta thì không), Mẹ đã phải đấu tranh chiến đấu chống lại những hậu quả của tội lỗi như chúng ta hay không, hãy lưu ý hai điều rất quan trọng.
Điều đầu tiên, liên quan đến sự khác biệt giữa sự khởi đầu của cuộc sống trần thế sự nối tiếp của cuộc sống đó nơi Đức Maria.
Khi chúng ta nói rằng “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” có ý đề cập đến việc bắt đầu sự hiện hữu của Mẹ nơi trần gian; và điều đó nói rằng khi Đức Maria bắt đầu tồn tại trên cõi đời (được thụ thai trong lòng mẹ) Mẹ đã không vướng sự ô nhiễm của tội lỗi. Khi chúng ta nói về “Mẹ Maria Vô Nhiễm” cách “tổng quát” (trường hợp khi ta nói đến “Mẹ Vô nhiễm” mà không nhấn mạnh đến đặc điểm nào khác) điều đó có ý đề cập đến việc tiếp tục cuộc sống nơi trần thế của Mẹ, và Giáo Hôi xác tín cùng tuyên bố rằng Mẹ đã sống cho đến khi qua đời mà không có khuynh hướng nhỏ nào nghiêng chiều theo tội lỗi.
Hai điều nói trên có sự khác biệt nhau và cũng đưa đến kết quả tách rời: Thực tế, trên con đường phải đi hay trong công việc phải làm, chúng ta có thể có một khởi đầu tốt một kết quả xấu. Tuy nhiên, nơi Đức Maria, cả hai điều này - khởi đầu và kết thúc - đều ở mức độ tinh tuyền (Thụ thai trong lòng mẹ không vướng tội tông truyền và hoàn toàn khiết tịnh, tinh tuyền trong tất cả cuộc sống), là sự vẹn toàn trong tất cả, sự hoàn hảo trong bất cứ điều gì và Mẹ khônghư hỏng” do tội lỗi.
Sự khởi đầu của cuộc sống nơi trần gian không phụ thuộc vào bản thân Mẹ Maria, và do đó, Mẹ đã không phải “vất vả” cũng không phải “chiến đấu” trong giờ phút hiện hữu đầu tiên này (Đặc tính “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Maria được tìm thấy, nhiều hoặc ít như huyền nhiệm “được làm người” nơi mỗi chúng ta khi được thụ thai trong lòng mẹ). Riêng việc tiếp tục cuộc sống trong sự tinh tuyền của Đức Maria nơi trần thế là kết quả và là sản phẩm hợp tác của Mẹ với hành động của Thiên Chúa nơi Mẹ. “Hành động theo kế hoạch của Thiên Chúa” là tiếng “Xin Vâng” của Mẹ. Điều này thường tạo ra khó khăn hay thử thách trong bất kỳ hành trình thiêng liêng nào và cũng là cuộc đấu tranh thực sự khi một người phải khám phá và đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria đã cảm thấy mình được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội - “Đấng đầy ơn phúc”, và Mẹ đã chấp nhận, thực hiện mọi sự theo Thánh ý Thiên Chúa để trở thành Đấng Vô Nhiễm trọn đời).
Chúng ta hiểu rằng với Đức Maria, khó khăn, thử thách cuộc đấu tranh thiện-ác không thiếu, thậm chí có khi chúng còn khốc liệt hơn nhiều so với những gì chúng ta gặp phải, bởi vì mỗi người được kêu gọi để trở nên thánh, còn Đức Maria được “yêu cầu” trở thành thánh thiện nhất của tất cả các loài thụ tạo (Điều này tương tự như thể ta nói rằng tất cả các nhà leo núi phải làm việc cật lực để leo lên một ngọn núi cao, riêng những người có nhiệm vụ leo lên đỉnh Everest phảilàm việc” nhiều hơn so với những người khác vậy!).
Điều thứ hai, liên quan đếnhậu quả của tội lỗi”.
Được ơnvô nhiễm” từ đầu đến cuối cuộc đời nơi trần thếkhông bao giờ ý muốn hay hành vi dù dưới hình thức nhỏ nhất của tội lỗi, Đức Maria đã luôn luôn được miễn trừ từ những hậu quả do tội lỗi cá nhân (chẳng hạn như sự yếu đuối đặc trưng - tính hư, nết xấu nào đó hay sự mờ tối tinh thần, sự thúc đẩy của dục vọng việc đưa dẫn đến tội lỗi khác, tội đã phạm kéo theo hậu quả và các tội khác…).
Chúng ta có kinh nghiệm rằng “hậu quả” là những thiệt hại mà, một mặt, cá nhân tự gây ra cho mình; mặt khác, có thể do những người khác gây ra. Một người lái xe tốt không muốn gây hại cho bản thân và chiếc xe của mình nhưng có thể gặp phải những lái xe ẩu - những kẻ mang tai họa đến ngoài ý muốn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đức Maria phải chịu đựng những sự khó khăn, thử thách như tất cả mọi người, Mẹ với đặc ân Vô nhiễm tội lỗi còn phải chịu nhiều hơn tất cả (Bởi vì những người vô tội sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn sự kinh khiếp và tàn hại của tội ác, khi phải chịu đựng hậu quả từ tội lỗi xấu xa của những người khác). Chỉ cần nghĩ về những đau khổ không thể tưởng tượng được mà Đức Maria đã phải chịu khi đứng dưới chân Thập giá của Chúa Giêsu, phải nhìn xem người con yêu dấu chịu nhục hình trong khi Mẹ biết được Sự thật tuyệt đối, sự vô tội, sự toàn vẹn nơi người con của mình. Người ta đã gây ra cho Con của Mẹ cái chết bất công (sự bất công lớn nhất mà lịch sử đã từng ghi nhận) bằng hình phạt thảm khốc (đóng đinh) mà theo những người Do Thái, đó là án phạt được dành riêng cho những ai “bị Thiên Chúa nguyền rủa”; và theo người La Mã, là án để cho những người nô lệ và những kẻ nổi loạn vốn được xem “không phải con người”. Điều này khiến chúng ta không ngạc nhiên gì khi Đức Maria cũng được sùng kính với tước hiệu khá phổ biến làĐức Mẹ Sầu Bi”.
Những điều chúng ta nói đến trên đây không phải là tất cả, nhưng có thể làm cho mọi người hiểu được như thế nào là Đức Maria Vô nhiễm – vốn được xem là điều xa vời khó tin, nhưng Mẹ lại xuất hiện rất “gần” với chúng ta. Đức Maria hoàn toàn có khả năng hiểu chúng ta, và trên tất cả, Mẹ hoàn toàn phù hợp để dạy chúng ta biết làm việc chăm chỉ và biết “chiến đấu” để cuộc sống hiện tại của mỗi người có thể trở thành thửa đất tươi tốt - nơi nảy mầm cuộc sống tương lai và là nơi Thiên Chúa có thể lau khô tất cả nước mắt đau thương.
(Lê An Phong, SDB - lược dịch)

No comments:

Post a Comment