Tình bạn trong đời sống thánh hiến
Giữa phố xá ồn ào đông người qua lại, xe cộ dọc ngang, người ta có thể nhìn thấy ngày càng nhiều những khuôn măt ngơ ngác và lạc loài. Hình như con người, khi bận tâm cho mình nhiều thứ, lại cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Và giữa một thế giới đông vui tấp nập, nhiều người lại cảm thấy khó khăn để tìm được người đồng cảm.
Giữa dòng người ngược xuôi, có rất nhiều linh mục tu sĩ cùng chung bước. Họ có cô đơn chăng? Xem ra câu hỏi hơi có vẻ “xúc phạm” vì ai dám bảo nhưng người sống đời tu lại cô đơn, bởi họ luôn có Chúa bên cạnh cơ mà! Đúng vậy, khác với mọi người, những người linh mục, tu sĩ khi lựa chọn sống đời thánh hiến, họ hiểu rằng cuộc đời mình phải được đặt trong tương quan mật thiết với Chúa, với tất cả tâm hồn, tấm lòng, trí khôn. Ngài phải là bạn đời, bạn đường của họ. Và nếu Thiên Chúa thực sự được lựa chọn cách triệt để như thế thì ta có lý để nói rằng các linh mục, tu sĩ khó mà cảm thấy cô đơn.
Tuy nhiên, giống như tất cả mọi người, dấu hiệu của sự cô đơn nơi những người sống đời thánh hiện vẫn không thiếu. Không ít các bạn trẻ khi có dịp tiếp xúc và quan sát các cha, các thầy…đã kêu lên: “sao mà nghiêm quá, sao mà kín quá, sao mà khó gần quá, sao mà buồn rầu quá chẳng thấy muốn tiếp xúc với ai cả,…”. Tất nhiên đây chỉ là những cảm nhận thiên về mặt cảm xúc và nhiều khi phụ thuộc vào nhận định cá nhân chủ quan, (vì vui quá cũng có khi ta lại bị gán cho tính cách “hời hợt, nhẹ dạ”…), nhưng chúng ta cũng có thể hiểu ra rằng: có những biểu hiện về cảm xúc nơi những người sống đời thánh hiến xem ra “không ổn”, khi họ đóng kín mình hay chỉ “mở ra” cho một vài đối tượng nhất định trong sự kín đáo và “bí mật”. Trường hợp này còn xảy ra theo kiểu “bạn riêng”, “yêu riêng” một vài đối tượng, và còn mang một nguy cơ khác là gây hiểu lầm hay gây tranh cãi về các bệnh tâm lý (lệch lạc tính dục) trong “giới nhà tu”.
Có rất nhiều định nghĩa về tình yêu, tình bạn. Có rất nhiều dạng biểu hiện của tình yêu, tình bạn. Khi nói về tình bạn của những người sống đời thánh hiến, chúng ta tạm hiểu rằng: Tình bạn là một khía cạnh của tình yêu thương và của lòng bác ái kitô giáo. Trong đời tu, cùng những người bạn chung lý tưởng, ta có thể chia sẻ, tin tưởng, tâm sự và hiệp thông. Như một phương tiện tự nhiên, tình bạn có thể giúp ta vượt lên trên nhiều hoàn cảnh khó khăn hay trong những thử thách nhờ sự nâng đỡ, khích lệ, cảm thông. Tuy vậy, không phải tự nhiên với bất kỳ ai, ta cũng có thể yêu thương và cảm thông hoàn toàn. Để có thể chia sẻ tình cảm bạn bè, phải biết tìm kiếm người khác dựa trên những gì chung về sở thích, quan điểm, ước mơ. Tình bạn theo kiểu tu đức có nét đặc biệt hơn, vượt qua những gì có vẻ tự nhiên vì có sự hiện diện của Đức Ái, dựa trên sự đồng nhất về tinh thần Tin mừng hay đặc sủng, và là một nhân đức thay vì là một hoạt động “hữu nghị” và thỏa hiệp “đôi bên cùng có lợi” như trong nhiều kiểu tương quan khác. Đó là một kiểu sống hiệp thông trong sự hiện diện của Chúa Kitô, là mối tương quan liên vị với Thiên Chúa và với người khác qua đời sống cộng đoàn.
Sẽ có ý kiến hỏi rằng: tại sao lại nói về sự cô đơn trong khi nói về sống chung nơi cộng đoàn? Thực tế ta có thể thấy rằng nơi đời sống chung luôn tiềm ẩn những nguy cơ của sự phân cách hoặc tách nhóm riêng vì sự khác biệt độc đáo của nhiều cá nhân, hay vì nhiều nguyên nhân mang tính nhân loại mà nhiều khi sức mạnh tinh thần không thể vượt qua. Chúng ta có thể nói đến những sự thoái hóa sau:
Một thoái hóa đầu tiên là cảm thấy tình bạn trong Chúa Kitô như là một biểu hiện của bổn phận hay sự bắt buộc vào thế “chẳng đặng đừng”: “chúng tôi sống cùng với nhau trong cộng đoàn vì nghĩ là được Chúa gọi, và chúng tôi phải sống cuộc sống ấy như là một biểu hiện của sự hiệp thông, không còn cách nào khác để lựa chọn!” Bản chất của sự thoái hóa này là thiếu khóe nhìn về Đức tin và ân sủng, và chỉ cảm thấy người khác với mình là một định mệnh, là gánh nặng đời mình; sống chung với nhau là một sự chịu đựng dai dẵng hơn là một món quà sự sống cần chia sẻ và là một hồng ân cần khám phá và tạ ơn.
Biểu hiện thứ hai của tình bạn trong Chúa Kitô bị thoái hóa là quan niệm cộng đoàn được hình thành như một kiểu tổ chức để hoàn tất một công cuộc. Chủ trương “Đoàn kết là sức mạnh” xem ra thích hợp với kiểu cộng đoàn này, vì như vậy người ta có đủ nhân sự, có thể hợp tác để hoàn thành chương trình, kế hoạch. Điều này có thể là một sự cám dỗ tinh tế và nguy hiểm bởi vì dựa vào cảm xúc về lòng quảng đại dựa trên sự chia sẻ công việc theo khả năng riêng. Đây cũng là biểu hiện của căn bệnh “duy hoạt” thời nay trong đời sống cộng đoàn thánh hiến: chỉ dựa vào công việc, chỉ cần làm được việc là vào guồng máy, còn ai không có khả năng thì nằm ngoài lề và cô đơn; hoặc là “việc anh anh lo, việc tôi, tôi làm”, miễn sao công việc “chạy “ là được!
Biểu hiện thứ ba của sự thoái hóa tình bạn nơi đời sống thánh hiến có thể thoát thai từ quan niệm xem cộng đoàn như là một nơi tạm trú lý tưởng, một chổ để mình trốn thoát khỏi thế giới phức tạp. Điều nguy hiểm nằm ở chổ là cá nhân sẽ tìm kiếm trong cộng đoàn điều họ xem là tốt lành và thích hợp cho mình là hạnh phúc mà cả cộng đoàn phải tìm kiếm và xây dựng; và từ các sở thích cá nhân tương hợp sẽ hình thành một sở thích tập thể “dị biệt”theo nhóm loại trừ (chỉ có vài thành viên cùng sở thích với nhau). Sở thích này dần dần kéo họ ra khỏi mối bận tâm về sứ mạng được giao phó bởi vì chỉ nghĩ đến những gì được cảm nhận và quan tâm theo kiểu riêng, bỏ qua một bên những ai hơi khác biệt mình.
Thiên Chúa tạo dựng con người để sống hiệp thông. Có lẽ vậy sự cô đơn của con người là dấu chứng của sự dữ và là một bi kịch. Có một người nói đùa rằng Chúa Kitô gọi mười hai tông đồ không phải vì ngài sợ cô đơn khi phải làm người, hay vì mưu toan chứng minh mình là con Thiên Chúa có quyền phép và cần được nhìn nhận, tung hô từ đám thuộc hạ. Ngài chỉ muốn loan truyền một tình yêu huynh đệ, sự hiệp thông đại đồng, chia sẻ cuộc sống, trao ban và hy sinh bản thân mình vì người khác... là những điều xem ra “bất khả thể” với con người mọi thời. Với Thiên Chúa, điều này là khả thể, và cùng với Ngài, con người có thể nói chung một tiếng nói – Tiếng của tình yêu thương – trong sự khác biệt và đa dạng vậy. (Lê An Phong, SDB)
Giữa phố xá ồn ào đông người qua lại, xe cộ dọc ngang, người ta có thể nhìn thấy ngày càng nhiều những khuôn măt ngơ ngác và lạc loài. Hình như con người, khi bận tâm cho mình nhiều thứ, lại cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Và giữa một thế giới đông vui tấp nập, nhiều người lại cảm thấy khó khăn để tìm được người đồng cảm.
Giữa dòng người ngược xuôi, có rất nhiều linh mục tu sĩ cùng chung bước. Họ có cô đơn chăng? Xem ra câu hỏi hơi có vẻ “xúc phạm” vì ai dám bảo nhưng người sống đời tu lại cô đơn, bởi họ luôn có Chúa bên cạnh cơ mà! Đúng vậy, khác với mọi người, những người linh mục, tu sĩ khi lựa chọn sống đời thánh hiến, họ hiểu rằng cuộc đời mình phải được đặt trong tương quan mật thiết với Chúa, với tất cả tâm hồn, tấm lòng, trí khôn. Ngài phải là bạn đời, bạn đường của họ. Và nếu Thiên Chúa thực sự được lựa chọn cách triệt để như thế thì ta có lý để nói rằng các linh mục, tu sĩ khó mà cảm thấy cô đơn.
Tuy nhiên, giống như tất cả mọi người, dấu hiệu của sự cô đơn nơi những người sống đời thánh hiện vẫn không thiếu. Không ít các bạn trẻ khi có dịp tiếp xúc và quan sát các cha, các thầy…đã kêu lên: “sao mà nghiêm quá, sao mà kín quá, sao mà khó gần quá, sao mà buồn rầu quá chẳng thấy muốn tiếp xúc với ai cả,…”. Tất nhiên đây chỉ là những cảm nhận thiên về mặt cảm xúc và nhiều khi phụ thuộc vào nhận định cá nhân chủ quan, (vì vui quá cũng có khi ta lại bị gán cho tính cách “hời hợt, nhẹ dạ”…), nhưng chúng ta cũng có thể hiểu ra rằng: có những biểu hiện về cảm xúc nơi những người sống đời thánh hiến xem ra “không ổn”, khi họ đóng kín mình hay chỉ “mở ra” cho một vài đối tượng nhất định trong sự kín đáo và “bí mật”. Trường hợp này còn xảy ra theo kiểu “bạn riêng”, “yêu riêng” một vài đối tượng, và còn mang một nguy cơ khác là gây hiểu lầm hay gây tranh cãi về các bệnh tâm lý (lệch lạc tính dục) trong “giới nhà tu”.
Có rất nhiều định nghĩa về tình yêu, tình bạn. Có rất nhiều dạng biểu hiện của tình yêu, tình bạn. Khi nói về tình bạn của những người sống đời thánh hiến, chúng ta tạm hiểu rằng: Tình bạn là một khía cạnh của tình yêu thương và của lòng bác ái kitô giáo. Trong đời tu, cùng những người bạn chung lý tưởng, ta có thể chia sẻ, tin tưởng, tâm sự và hiệp thông. Như một phương tiện tự nhiên, tình bạn có thể giúp ta vượt lên trên nhiều hoàn cảnh khó khăn hay trong những thử thách nhờ sự nâng đỡ, khích lệ, cảm thông. Tuy vậy, không phải tự nhiên với bất kỳ ai, ta cũng có thể yêu thương và cảm thông hoàn toàn. Để có thể chia sẻ tình cảm bạn bè, phải biết tìm kiếm người khác dựa trên những gì chung về sở thích, quan điểm, ước mơ. Tình bạn theo kiểu tu đức có nét đặc biệt hơn, vượt qua những gì có vẻ tự nhiên vì có sự hiện diện của Đức Ái, dựa trên sự đồng nhất về tinh thần Tin mừng hay đặc sủng, và là một nhân đức thay vì là một hoạt động “hữu nghị” và thỏa hiệp “đôi bên cùng có lợi” như trong nhiều kiểu tương quan khác. Đó là một kiểu sống hiệp thông trong sự hiện diện của Chúa Kitô, là mối tương quan liên vị với Thiên Chúa và với người khác qua đời sống cộng đoàn.
Sẽ có ý kiến hỏi rằng: tại sao lại nói về sự cô đơn trong khi nói về sống chung nơi cộng đoàn? Thực tế ta có thể thấy rằng nơi đời sống chung luôn tiềm ẩn những nguy cơ của sự phân cách hoặc tách nhóm riêng vì sự khác biệt độc đáo của nhiều cá nhân, hay vì nhiều nguyên nhân mang tính nhân loại mà nhiều khi sức mạnh tinh thần không thể vượt qua. Chúng ta có thể nói đến những sự thoái hóa sau:
Một thoái hóa đầu tiên là cảm thấy tình bạn trong Chúa Kitô như là một biểu hiện của bổn phận hay sự bắt buộc vào thế “chẳng đặng đừng”: “chúng tôi sống cùng với nhau trong cộng đoàn vì nghĩ là được Chúa gọi, và chúng tôi phải sống cuộc sống ấy như là một biểu hiện của sự hiệp thông, không còn cách nào khác để lựa chọn!” Bản chất của sự thoái hóa này là thiếu khóe nhìn về Đức tin và ân sủng, và chỉ cảm thấy người khác với mình là một định mệnh, là gánh nặng đời mình; sống chung với nhau là một sự chịu đựng dai dẵng hơn là một món quà sự sống cần chia sẻ và là một hồng ân cần khám phá và tạ ơn.
Biểu hiện thứ hai của tình bạn trong Chúa Kitô bị thoái hóa là quan niệm cộng đoàn được hình thành như một kiểu tổ chức để hoàn tất một công cuộc. Chủ trương “Đoàn kết là sức mạnh” xem ra thích hợp với kiểu cộng đoàn này, vì như vậy người ta có đủ nhân sự, có thể hợp tác để hoàn thành chương trình, kế hoạch. Điều này có thể là một sự cám dỗ tinh tế và nguy hiểm bởi vì dựa vào cảm xúc về lòng quảng đại dựa trên sự chia sẻ công việc theo khả năng riêng. Đây cũng là biểu hiện của căn bệnh “duy hoạt” thời nay trong đời sống cộng đoàn thánh hiến: chỉ dựa vào công việc, chỉ cần làm được việc là vào guồng máy, còn ai không có khả năng thì nằm ngoài lề và cô đơn; hoặc là “việc anh anh lo, việc tôi, tôi làm”, miễn sao công việc “chạy “ là được!
Biểu hiện thứ ba của sự thoái hóa tình bạn nơi đời sống thánh hiến có thể thoát thai từ quan niệm xem cộng đoàn như là một nơi tạm trú lý tưởng, một chổ để mình trốn thoát khỏi thế giới phức tạp. Điều nguy hiểm nằm ở chổ là cá nhân sẽ tìm kiếm trong cộng đoàn điều họ xem là tốt lành và thích hợp cho mình là hạnh phúc mà cả cộng đoàn phải tìm kiếm và xây dựng; và từ các sở thích cá nhân tương hợp sẽ hình thành một sở thích tập thể “dị biệt”theo nhóm loại trừ (chỉ có vài thành viên cùng sở thích với nhau). Sở thích này dần dần kéo họ ra khỏi mối bận tâm về sứ mạng được giao phó bởi vì chỉ nghĩ đến những gì được cảm nhận và quan tâm theo kiểu riêng, bỏ qua một bên những ai hơi khác biệt mình.
Thiên Chúa tạo dựng con người để sống hiệp thông. Có lẽ vậy sự cô đơn của con người là dấu chứng của sự dữ và là một bi kịch. Có một người nói đùa rằng Chúa Kitô gọi mười hai tông đồ không phải vì ngài sợ cô đơn khi phải làm người, hay vì mưu toan chứng minh mình là con Thiên Chúa có quyền phép và cần được nhìn nhận, tung hô từ đám thuộc hạ. Ngài chỉ muốn loan truyền một tình yêu huynh đệ, sự hiệp thông đại đồng, chia sẻ cuộc sống, trao ban và hy sinh bản thân mình vì người khác... là những điều xem ra “bất khả thể” với con người mọi thời. Với Thiên Chúa, điều này là khả thể, và cùng với Ngài, con người có thể nói chung một tiếng nói – Tiếng của tình yêu thương – trong sự khác biệt và đa dạng vậy. (Lê An Phong, SDB)
No comments:
Post a Comment