Bóng đá – Thiên đàng nơi trần gian
(Joseph Ratzinger – 1985)
Suy nghĩ dưới đây về bóng đá được viết bởi Đức Hồng Y Ratzinger, có thể gây ngạc nhiên cho những ai không biết tác giả. Trong thực tế, bên cạnh tính chất một bản văn có tính suy tư nhân bản sâu sắc, bài viết còn giúp làm sáng tỏ nhân cách của ngài, bởi vì ta có thể thấy rằng Đức Giáo hoàng Benedict XVI không phải là một nhà luân luân lý khó tính hoặc một trí thức hợm hĩnh đánh giá thấp các sự kiện thể thao, đặc biệt nếu chúng liên quan đến đại chúng và lớp bình dân.
Đức Giáo hoàng hiện nay, khác xa những gì mà người ta gán cho ngài, là một người nhẹ nhàng và tình cảm. Trong khi đó, ngài cũng rất can đảm và thẳng thắn trong việc giữ gìn phẩm giá con người và đức tin cho những người bình dân.
Văn bản viết về World Cup, giải thích lý do niềm đam mê bóng đá của mọi người. Tác giả Ratzinger phân tích về tính chất của trò chơi, và bóng đá nói riêng, là một cái gì đó hoàn toàn nhân bản. Trong thực tế, bóng đá là một tổng hợp giữa tự do (vượt quá nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và đáp ứng cho nỗi nhớ về một thiên đường bị đánh mất, dự phóng cho cuộc sống tương lai, niềm vui của chiến thắng…) và các quy tắc (luật chơi của sự hợp tác, điểm qui chiếu của tự do và những khác biệt, tranh chấp, và có thể nhờ đó mà giáo dục đời sống con người).
Suy nghĩ dưới đây về bóng đá được viết bởi Đức Hồng Y Ratzinger, có thể gây ngạc nhiên cho những ai không biết tác giả. Trong thực tế, bên cạnh tính chất một bản văn có tính suy tư nhân bản sâu sắc, bài viết còn giúp làm sáng tỏ nhân cách của ngài, bởi vì ta có thể thấy rằng Đức Giáo hoàng Benedict XVI không phải là một nhà luân luân lý khó tính hoặc một trí thức hợm hĩnh đánh giá thấp các sự kiện thể thao, đặc biệt nếu chúng liên quan đến đại chúng và lớp bình dân.
Đức Giáo hoàng hiện nay, khác xa những gì mà người ta gán cho ngài, là một người nhẹ nhàng và tình cảm. Trong khi đó, ngài cũng rất can đảm và thẳng thắn trong việc giữ gìn phẩm giá con người và đức tin cho những người bình dân.
Văn bản viết về World Cup, giải thích lý do niềm đam mê bóng đá của mọi người. Tác giả Ratzinger phân tích về tính chất của trò chơi, và bóng đá nói riêng, là một cái gì đó hoàn toàn nhân bản. Trong thực tế, bóng đá là một tổng hợp giữa tự do (vượt quá nhu cầu của cuộc sống hàng ngày và đáp ứng cho nỗi nhớ về một thiên đường bị đánh mất, dự phóng cho cuộc sống tương lai, niềm vui của chiến thắng…) và các quy tắc (luật chơi của sự hợp tác, điểm qui chiếu của tự do và những khác biệt, tranh chấp, và có thể nhờ đó mà giáo dục đời sống con người).
Theo như thông lệ, cứ 4 năm một lần, giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức, một sự kiện thu hút hàng triệu người. Không một sự kiện nào trên trái đất này có thể tạo nên một hiệu ứng rộng lớn như sự kiện thể thao này, một sự kiện chạm đến yếu tố trong căn cội cuộc sống con người và khơi lên trong chúng ta câu hỏi: dựa vào đâu mà trò chơi này có một sức mạnh như thế.
Những người bi quan sẽ nói rằng nét căn bản cũng giống như thời Roma cổ: Ý kiến của số đông quần chúng thời đó là : panem et circensis – bánh mì và xiếc. Như thế bánh mì và trò chơi là những mục tiêu căn bản và thiết thực cho cuộc sống, và ngoài chúng ra chẳng còn gì cao hơn nữa.
Nếu chúng ta có chấp nhận việc giải thích như thế thì xem ra vẫn chưa đủ. Người ta có thể đặt thêm câu hỏi rằng: đâu là yếu tố làm cho trò chơi thành hấp dẫn và được đặt ở mức quan trọng ngang hàng với bánh mì?
Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này dựa vào truyền thống Roma cổ, vì vào thời đó, việc yêu cầu bánh mì và trò chơi là một kiểu diễn đạt sự mong muốn, khao khát một cuộc sống hạnh phúc của Thiên đàng, một cuộc sống no thỏa không cần lao lực và một cuộc sống trong tự do trọn vẹn. Từ yếu tố này người ta phân tích thêm: trò chơi là một hoạt động hoàn toàn tự do, không vì lợi lộc và không có sự ép buộc, nhưng đồng thời lại đòi hỏi toàn bộ sức lực của con người. Theo nghĩa này, trò chơi là một loại nổ lực “trở về Thiên đàng”: là sự vượt thoát khỏi những gì nghiêm nhặt trói buộc hằng ngày, nhất là việc kiếm sống, để được sống trong tự do nghiêm chỉnh với những gì chẳng ép buộc ta, và vì thế những giờ phút đó trở nên tuyệt vời.
Như vậy chúng ta thấy trò chơi vượt qua những gì đơn điệu của cuộc sống thường nhật. Hơn thế nữa, nhất là đối với trẻ con, trò chơi còn mang nét đặc trưng của việc luyện tập cho cuộc sống tương lai. Các em được sống trước những tình huống có tính cách biểu tượng từ cuộc sống thực tế một cách có hệ thống.
Theo tôi, sự hấp dẫn của bóng đá hệ tại ở chổ cả hai yếu tố tự do và nổ lực, được nối kết theo một cách thức hết sức thuyết phục. Bóng đá đòi buộc người ta ép mình vào một qui tắc cùng với việc huấn luyện, việc làm chủ bản thân; từ tự chủ đến trổi vượt, nổi bật; từ nổi bật đến tự do. Hơn thế nữa, bóng đá luyện con người sự cảm thông theo nguyên tắc đúng đắn: chơi trong một đội với vai trò riêng biệt nhưng hiệp nhất với người khác cho một mục tiêu chung; thành công hay thất bại của từng người liên kết với chiến-bại của cả đội.
Bóng đá dạy người ta sự tranh đua hợp lệ: nơi đâu có luật lệ chung, nơi đó người ta phải tuân thủ; luật chơi trở thành điểm nối kết các bên đối lập.
Sau hết chúng ta nói đến sự tự do trong trò chơi: nếu người ta biết điều hướng nó cách đúng đắn, sẽ loại bỏ được tính khốc liệt của việc tranh đua.
Những người tham dự trò chơi từ ghế khán đài hay tự đồng hóa mình với các vận động viên hoặc cầu thủ, và theo cách thức cá nhân, họ cũng tham dự vào những cuộc đọ tài nghiêm chỉnh và tự do: các vận động viên hay cầu thủ trở thành thần tượng sống của cuộc đời những người tham dự trò chơi. Đối với người vận động viên hay cầu thủ, tới lượt họ, họ biết rằng mình đang là đại diện cho sức mạnh chung và được mọi người ủng hộ.
Một cách tự nhiên, ngày nay tất cả trò chơi có thể bị ảnh hưởng bởi “tinh thần thương mại” với những toan tính tiền bạc, từ trò chơi lành mạnh trở nên trò chơi gian trá và tạo ra một thế giới giả tạo với nhiều dáng vẻ đáng ngại. Tuy vậy, chúng ta có thể nói rằng: cho dù trò chơi có bị thay đổi và thiếu đi tinh thần thể thao vốn phải có, thì nó vẫn mang nét của cuộc thao dợt theo hướng “tìm lại thiêng đàng đã mất”. Trong mọi trường hợp, người ta cần phải tìm kiếm nguyên tắc của sự tự do, tham gia trò chơi với sự cảm thông, tranh đua lành mạnh, thông hiểu và chấp hành những qui tắc chung.
Có lẽ khi suy nghĩ về những điều trên, chúng ta có thể học từ trò chơi thể thao bài học về cuộc sống, bởi vì ở đây có một thứ rất căn bản: con người không chỉ sống vì cơm bánh, thế giới của vật chất chỉ là khúc dạo đầu của một nhân loại thực thụ - nhân loại trong thế giới của sự tự do. Tuy nhiên sự tự do này luôn phải được nuôi dưỡng từ việc tôn trọng các nguyên tắc, luật lệ. Đó là những chỉ dẫn cho việc hợp tác hay thi đua hợp lệ, sự độc lập khỏi những thành công hay thất bại bên ngoài, hoặc theo ý đồ cá nhân, và như vậy trò chơi sẽ thực sự mang tính tự do. Trò chơi thể thao (như bóng đá) là chính cuộc sống. Nếu chúng ta biết đào sâu vào ý nghĩa thực sự của nó thì hiện tượng say mê bóng đá có thể giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều của cuộc sống chứ không đơn thuần là một trò tiêu khiển. (Lê An Phong, SDB chuyển ngữ)
No comments:
Post a Comment