Khi nói đến việc giáo dục giới trẻ theo kinh nghiệm của Don Bosco, chúng ta
không thể không nhắc tới Hệ thống giáo
dục Dự phòng. Nét căn bản mà chúng ta có thể nhớ là trong hệ thống giáo dục
này, có ba yếu tố quan trọng: Ái (Đức ái, tình yêu thương), Trí (lý trí, suy
nghĩ) và Đạo (Tôn giáo, cảm thức về siêu nhiên và sự linh thánh). Với Don Bosco,
yếu tố tôn giáo trong hệ thống giáo dục của ngài được đặt trên nền tảng đạo đức
Kitô giáo. Ngày nay, đối với các tu sĩ salêdiêng đang làm việc cho giới trẻ khắp
nơi trên thế giới và cho tất cả những ai muốn cộng tác với họ vào việc giáo dục
thanh thiếu niên theo kiểu thức của Don Bosco, “Đạo” là những gì có liên quan
đến niềm tin tôn giáo mà họ phải giúp người trẻ biết và sống.
Một vài thách đố cho chúng ta ngày nay
Tất cả chúng ta và con người mọi nơi,
mọi thời luôn đi tìm kiếm hạnh phúc. Cách này hay cách khác, kinh nghiệm sống
dạy cho người ta biết rằng hạnh phúc thật không nằm ở tiền bạc, của cải vật
chất, mà ở một kết cuộc sâu xa hơn, bền vững hơn, trường tồn hơn nằm ngoài
quyền lực của con người và thế giới vật chất. Cuộc sống và cách sống của con
người hệ tại vào những gì họ tin là quan trọng và siêu việt. Thật vậy, hành vi
và lối sống đạo đức thật của con người được đặt trên nền tảng tâm linh: niềm
tin vào một Đấng tối cao, tin “Ông Trời” hay tin vào một Thiên Chúa. Không có
Thiên Chúa, mọi sự có thể trở nên “khó khăn” hơn. Ta có thể mượn lời của L.
Tolstoi: “Không có Thiên Chúa mọi sự đều có thể”, kể cả những việc ác độc nhất
mà con người gây ra cho nhau. Không có sự hiện diện của Thiên Chúa, con người
trở thành lang sói của nhau.
Thực tế nầy là một thách đố lớn
cho các nhà giáo dục kitô giáo vì họ phải luôn làm lại từ đầu việc gieo mầm đức
tin. Mà những khó khăn ấy có thể làm những nhà giáo dục theo tinh thần của Don
Bosco bị rơi vào tình trạng bế tắc hay bi quan hay không? Chúng ta không muốn
bàn nhiều hay đổ lỗi cho các yếu tố hoàn cảnh khách quan hay trở ngại bên ngoài
dù chúng có ảnh hưởng khá mạnh trên việc giáo dục Đức Tin. Điều cần lưu tâm và cần
nói tới ở đây là những khó khăn có tính nội tại; đó là khó khăn từ bản thân những
nhà giáo dục Đức Tin và từ phía các bậc phụ huynh. Hãy quay trở lại với kinh
nghiệm của Don Bosco.
Chính quyền dân sự ở thành phố
Torino lúc đó phải thích ứng với điều kiện kinh tế, chính trị trong bước chuyển
mình. Họ có nhiều việc để làm với xã hội đang thay đổi. Và người ta không có đủ
thời gian lẫn khả năng để giải quyết các tệ nạn xã hội. Người ta dùng nhà tù và
phương pháp quản lý cứng rắn để thiết lập trật tự và để giải quyết rối loạn xã
hội do vấn đề di dân trẻ. Phần khác, do ảnh hưởng của não trạng thế tục hóa, họ
cũng chẳng có mấy thiệm cảm với tôn giáo và hàng giáo phẩm, thậm chí còn muốn
“xóa sổ” các dòng tu và các tổ chức hay hạn chế các hoạt động tôn giáo. Cũng vì
vậy, những ai dấn thân vào công việc xã hội với lý tưởng tôn giáo đều đã gặp
không ít khó khăn. Don Bosco đã bắt đầu công cuộc của Ngài với các bạn trẻ
trong tình huống như thế. Xem ra tình trạng ngày ấy ở Torino không khác thời
nay bao nhiêu, tại nhiều nơi mà các saledieng đang làm việc cho giới trẻ.
Trong một xã hội có bề dày về truyền
thống đạo đức và có nền tảng luân lý kitô giáo lâu đời như ở Italia, tại Torino,
Don Bosco đã gặp những cậu bé như kiểu Bartolomeo Garelli. Các bạn trẻ như cậu
thời ấy đã bị thiếu hụt nghiêm trọng việc giáo dục Đức Tin: cậu không biết làm
dấu Thánh giá hay chẳng đọc thuộc một Kinh Kính mừng. Don Bosco đã không dừng
lại ở đó để thở than hay trách móc. Ngài nhận thấy công việc phải làm là phải bắt
đầu “nói về Chúa” với các bạn trẻ kiểu này bằng “bài giáo lý đơn sơ nhất”: làm
Dấu Thánh giá và cùng nhau đọc một Kinh Kính mừng.
Trong bối cảnh giới trẻ có nhiều “vấn
đề” khác về luân lý, Don Bosco đã gặp những “tay anh chị” cầm đầu băng đảng bụi
đời như kiểu Michele Magone. Những bạn trẻ thuộc loại này hầu như đã xa rời những
chuẩn mực đạo đức bình thường nhất; và tất nhiên, họ chẳng nhớ hay chẳng còn biết
gì về Chúa, Mẹ và chẳng cần biết đến thiên đàng hay hỏa ngục. Với họ, Don Bosco
đã tìm cách kết bạn và đã có “nhã ý” mời họ đến thăm “nhà” của mình (Nguyện xá
đơn sơ ở Valdocco) để xem các bạn trẻ khác của Ngài đang vui chơi, cầu nguyện,
chia sẻ tình bạn và sự hiệp thông huynh đệ ra sao. Ngài còn cho họ một chổ trú
thân và tìm cách giúp họ học hỏi một nghề nghiệp nào đó để kiếm sống. Bằng cách
ấy, qua những mối tương quan rất tình người, qua trò chơi lành mạnh, những giờ
huấn nghiệp và những giờ cầu nguyện đơn sơ nhất, Don Bosco đã giúp họ tìm lại và
nhận biết Thiên Chúa thâm sâu hơn.
Còn một điều nữa, thời Don Bosco
sống, người ta có cái nhìn nghi kỵ với các linh mục, vì rằng một số giáo sỹ
hoặc là bị lèo lái theo chân những người quyền quý hoặc là “phò” những kẻ có
quyền lực chính trị, hoặc là chống đối ra mặt. Don Bosco, bằng “đường lối chính
trị của Kinh Lạy Cha” và bằng thái độ vui tươi, hòa nhã với tất cả mọi người,
đã xóa tan mọi nghi kỵ từ nhiều phía. Ngài đã mời mọi người hợp tác vì phần rỗi
của các bạn trẻ. Ngài sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai có tâm huyết “vì lợi ích
cho giới trẻ”.
Kinh nghiệm quan trọng hơn là chính
Don Bosco đã sống và hiện diện với người trẻ. Ngài đã tạo ra mối tương quan
thân tình và sự tín nhiệm từ phía các bạn trẻ bằng sự hiện diện của một người
cha, người thầy và người bạn. Từ đó, Ngài đã làm hai điều căn bản khác nữa để
chuyển tải nội dung Đức Tin: Một là giúp các bạn trẻ ý thức rằng có Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời mình
và Thiên Chúa luôn yêu thương họ. Hai là giúp họ sống tương quan với Thiên Chúa bằng lòng biết ơn và cuộc sống thánh
thiện của chính bản thân và qua những việc tốt lành mình làm cho người khác.
Các bạn trẻ được huấn luyện để trở nên người
kitô hữu tốt và là người công dân
lương thiện.
Trong mọi hoạt động với người
trẻ, chính bản thân Don Bosco luôn là chứng tá sống động và khả tín cho những
gì Ngài nói về Chúa, qua lời cầu nguyện, lòng tin tưởng và phó thác vào Chúa
Quan phòng, qua tình yêu thương và sự hy sinh vì “phần rỗi linh hồn” của các
bạn trẻ. Một cậu bé tốt lành là Domenico Savio đã nắm bắt được điều này nơi Don
Bosco qua câu châm ngôn của Ngài “Xin cho tôi các linh hồn”, và cậu hiểu ra
rằng: Don Bosco đã làm tất cả chỉ vì muốn cứu phần thiêng liêng, quý giá và mỏng
dòn nơi người trẻ: linh hồn của họ. Trong mọi hoạt động, Ngài đã đặt Thiên Chúa
làm trung tâm, và vì thế người ta như nhìn thấy bóng dáng của Thiên Chúa - Đấng
Vô hình nơi mọi công việc cụ thể của mình.
Một vài đề xuất
Nơi các môi trường sống, hãy bắt
đầu giới thiệu về Chúa từ những lời
kinh đơn sơ nhất trong gia đình hoặc nơi sân chơi, bằng một dấu thánh giá trước
bữa cơm hay khi khởi sự một công việc, một cuộc chơi, một giờ học… với ý thức giúp
cho bạn trẻ niềm xác tín rằng “Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ và sẽ chúc
phúc lành cho mọi ngươi”.
Trong các hoạt động cùng giới trẻ,
chúng ta cũng có thể lưu tâm hơn điều này. Qua việc tổ chức những cuộc gặp gỡ nhóm và chia sẻ kinh nghiệm sống,
hãy giúp các bạn trẻ biết rộng mở tầm nhìn và hiểu hơn về giá trị làm người,
nhất là cảm nghiệm niềm vui, nỗi buồn, sự may mắn, điều hạnh phúc của chính
mình mà biết sống với lòng biết ơn Thiên Chúa như là “kinh nghiệm đức tin” về Đấng
Ban ơn, Đấng là Chân -Thiện -Mỹ; hoặc qua những buổi làm việc thiện nguyện, lúc
thăm viếng những người nghèo khổ và bất hạnh, hãy nói cho họ biết thêm về Tình
yêu Nhập Thể - Thiên Chúa làm người và sống với con người.
Trong các hoạt động mục vụ: Việc cầu nguyện, cử hành Phụng vụ cũng
cần được chuẩn bị với những hình thức sống động hay trang trọng tùy theo tâm
tình, theo đối tượng khác nhau và thời điểm thích hợp. Như thế, qua đời sống
phụng vụ và các giờ cầu nguyện chúng ta sẽ có thể chuyển tải mạnh mẽ các thông
điệp về Đức Tin cho các bạn trẻ. Hãy giúp các bạn trẻ cầu nguyện bằng những lời
kinh của chính họ, với hình thức tương hợp với lứa tuổi và tâm lý; hãy làm sao để
lời kinh nguyện xuất phát từ những trăn trở của họ được mọi người lắng nghe.
Hãy dạy họ biết cách cầu nguyện cho người khác và trong tình hiệp thông họ sẽ
cảm thấy Thiên Chúa gần gũi con người nhiều hơn là họ nghĩ.
Đối với nhiều bạn trẻ ngày nay, các
phương tiện truyền thông là một phần
không thể thiếu trong đời sống của họ. Việc đầu tư vào địa hạt này cần nhiều
thời gian, nhân tài, vật lực. Có nhiều người đang nỗ lực làm việc trong lãnh
vực này để chuyển tải những thông điệp về Đức tin qua phim ảnh, thánh nhạc,
trang web và cả những tiện ích trên máy vi tính, điện thoại, iPad, iPhone… Không
ai khác, chính những người trẻ có tài năng và đạo đức sẽ là “chủ nhân ông” của
các phương tiện này, và họ có thể trở nên những “chứng nhân” cho bạn bè cùng
trang lứa qua những thông điệp Đức tin được viết nên bằng ngôn ngữ từ chính
cuộc sống thường ngày của họ. Tuy nhiên để bạn trẻ có được hành trang như thế,
cần có những người “đổ nền” cho họ. Cha mẹ, thầy cô, các linh mục, tu sỹ…phải
là những nhà hướng đạo, những người thầy về đạo đức và niềm tin. Còn hơn thế
nữa, sự hiện diện của các nhà giáo dục phải
là gương chứng tá Tin mừng và là những người bạn đồng hành với người trẻ trên
nẽo đường tìm kiếm, nhận biết Thiên Chúa. Điều này luôn là cần thiết và quan
trọng, như lời Đức Giáo Hoàng Phaolo VI: “Con người thời nay không cần những
thầy dạy. Có chăng, họ cần những thầy dạy là những chứng nhân”.
Để kết…
No comments:
Post a Comment