Từ
cuốn sách mang tựa đề “Sobre el Cielo y la tierra”-
Tạm dịch: Chuyện Trời và đất - của Tổng giám mục Buenos Aires,
Đức Hồng y Bergoglio và một Rabbi
Do thái, Giáo sĩ Abraham Skorka.
(Jorge Bergoglio y Abraham
Skorka, Sobre el Cielo y la tierra, Editorial Sudamericana, Buenos Aires 2010, pp. 220).
(Có
tham chiếu bài viết của L.m
Matteo Crimella. Lê An Phong,SDB tổng hợp và chuyển ngữ)
Cuốn sách 29 chương ngắn gọn, được ghi lại từ
chính các cuộc đối thoại diễn ra giữa Đức Hồng y Bergoglio và giáo sĩ Do Thái Skorka
về nhiều chủ đề khác nhau: nói về Thiên Chúa, người vô thần, tôn giáo và tương
lai, các môn đệ, cầu nguyện, tội lỗi, sự chết, về phụ nữ, nạn phá thai, về giáo
dục, chính trị, tiền bạc, cuộc tàn sát người Do thái, về đối thoại liên tôn…
Trong phần giới thiệu, Giáo sĩ Skorka nói: “Cuộc đối
thoại của chúng tôi là một bài thực tập, trong đó tâm hồn của người này phản chiếu
tâm hồn của người kia”. Ngoài ra, khi gợi lên ý tưởng từ một bức phù điêu trên ô
cửa của Nhà thờ Chánh toà Thủ đô Buenos Aires, trên đó có hình ảnh ông Giuse,
phó vương Ai Cập, đang ôm chầm lấy anh em mình, nhà lãnh đạo của cộng đồng Do
Thái tái khẳng định giá trị của “văn hóa gặp gỡ”. Trong thực tế, nơi mỗi một cuộc
đối thoại, từng người phải là chính mình, Đức Hồng Y với căn tính Công giáo và Thầy
Abraham Skorka, giáo sĩ Do Thái, nhưng họ đã đối chiếu cùng nhau và cùng làm
giàu cho nhau.
Điều gì gợi mở cho chúng ta trong cuộc đối thoại
này? Hồng y Bergoglio nói về chính mình,
về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Ngài không che giấu việc mình đã thực hiện cuộc
hành trình này, một chặng đường được đánh dấu bởi ánh sáng và bóng tối, bởi niềm
an ủi và sự tủi sầu (với kiểu ngôn ngữ thường gặp của Thánh Ignatio và của một linh
mục tu sĩ dòng Tên). Ngài nói: “Kinh nghiệm của tôi về Thiên Chúa là những gì
tôi có được trong hành trình cuộc sống, trong nghiên cứu, và cả trong việc để
cho bản thân mình kiếm tìm”. Từ kinh nghiệm cá nhân mạnh mẽ, Hồng y Bergoglio
nhìn thế giới.
Về vô thần
nói, ngài nói: “Khi tôi gặp gỡ với người vô thần, tôi chia sẻ với họ các vấn nạn
về con người mà không đặt ra ngay từ đầu vấn đề về Thiên Chúa, trừ khi chính họ
đưa ra ý tưởng đó với tôi. Nếu cần thiết tôi nói với họ vì sao tôi tin. Bản
thân mỗi con người thật là phong phú để chia sẻ, và chúng ta mỗi một người, một
cách bình thãn, có thể đóng góp phần mình vào tài sản chung. Kể từ khi tôi có
niềm tin, tôi biết rằng sự giàu có ấy chính là món quà từ Thiên Chúa”.
Giáo sĩ
Skorka, liên tưởng đến những suy nghĩ của Maimonides, nói rằng: “Chúng ta có thể
biết một số mô thức để nói về Thiên Chúa, mà không phải là bản chất của Người”.
Hồng y Bergoglio tiếp tục: “Tôi tin rằng, từ kinh nghiệm của mình, những ai thờ
phượng Thiên Chúa phải có nhiệm vụ thực thi công bình với anh em của mình. Đó
là một nền công lý có tính sáng tạo để từ đó phải làm phát sinh ra nền giáo dục,
sự thăng tiến xã hội, việc bổn phận, việc chăm sóc người khác, vv. Vì lý do ấy,
con người tôn giáo được gọi là người công chính. Trong ý nghĩa này, công lý tạo
ra văn hóa. Và nét văn hoá ấy không giống nhau giữa một người tôn thờ ngẫu tượng
và một người thờ phượng Thiên Chúa hằng sống. Hôm nay, người ta có thể thấy nền
văn hoá sùng bái ngẫu tượng trong xã hội của chúng ta: chủ nghĩa tiêu thụ, chủ
nghĩa tương đối và chủ nghĩa khoái lạc”.
Đức Hồng y
đã nói đến tính trung tâm nơi mầu nhiệm của Thiên Chúa và mối quan hệ với Người
khi suy nghĩ về các nhà lãnh đạo tôn giáo: “Các nhà lãnh đạo vĩ đại của dân
Chúa là những người không để dành một chút không gian nào cho sự nghi ngờ.
Môi-se là người đàn ông khiêm tốn nhất trên trái đất. Trước mặt Thiên Chúa,
không gì quan trọng hơn cho bằng sự khiêm tốn, và điều này đòi hỏi các nhà lãnh
đạo tôn giáo rằng hãy để một chút không gian cho Thiên Chúa; rằng họ phải làm điều
này với kinh nghiệm “bước đi trong bóng tối”, trong trạng huống “không biết phải
làm gì”. Một trong những đặc trưng của một lãnh đạo xấu là quá độc tài vì đặt sự
chắc chắn hoàn toàn vào bản thân mình”. Rabbi Skorka lặp lại điều mà không thấy
có bất kỳ vấn đề gì: “ Chính đức tin Do Thái cũng được thể hiện bởi một vài cảm
giác nghi ngờ. Tôi có thể chắc chắn tới số 99,99 về Thiên Chúa, nhưng không phải
là 100%, bởi vì chúng ta đang sống và đang tìm kiếm Người”.
Hồng y Bergoglio
chứng tỏ đường nét của một con người rất cởi mở, nhưng ngài có một ý tưởng rõ
ràng về Giáo Hội. Ngài giữ khoảng cách với những người muốn làm giảm thiểu vị thế
của Giáo Hội như một cơ quan xã hội: “Tôi tin rằng một cộng đoàn tôn giáo không
thể bị đồng hóa với một tổ chức phi chính phủ. Có một điều khác biệt chính là sự
thánh thiện: một tổ chức phi chính phủ không có cửa cho sự thánh thiện. Trong
đó, có hành vi xã hội thích hợp, có sự trung thực, có các ý tưởng về việc làm
thế nào để thực hiện tốt một nhiệm vụ, có một logic chính trị… Tất cả hoạt động
đều theo kiểu trần thế. Trong tôn giáo không như thế, sự thánh thiện là điều không
thể bỏ qua được cho các nhà lãnh đạo của mỗi một tôn giáo”.
Còn rất
nhiều điểm tham chiếu về kinh nghiệm mục vụ của Hồng y Bergoglio, Tổng giám mục
của Buenos Aires mà chúng ta tìm gặp. Về việc đào tạo của các ứng cử viên cho
chức linh mục, Đức Hồng Y nhớ lại những lựa chọn đã được thực hiện trong giáo
phận của ngài, và dòng suy nghĩ thậm chí còn đi xa hơn: “Chúng tôi chấp nhận việc
các chủng viện chỉ có khoảng 40% con số những người xin gia nhập. Trong thực tế,
có một hiện tượng tâm lý hoặc chứng loạn thần kinh của những người muốn tìm kiếm
sự an toàn bên ngoài. Một số người không thể hiện thực hoá đời sống của mình
nên tìm kiếm sự bảo bọc trong các hội đoàn tương trợ. Một trong những hội đoàn
này là giáo sĩ đoàn (il clero – hàng giáo sĩ). Do đó, chúng tôi, với đôi mắt mở
to, tìm cách để nhận biết những người đang quan tâm đến chức linh mục. Sau đó, suốt
một năm, vào dịp cuối tuần, họ phải đến để chia sẻ cuộc sống chung trong cộng
đoàn, và điều này cho phép chúng tôi phân biệt giữa những người có ơn gọi và những
người chỉ đơn giản là đi tìm kiếm nơi trú ẩn hoặc là người có nhận thức sai lầm
về lời mời gọi của Thiên Chúa”. (còn tiếp)
No comments:
Post a Comment